Tuesday, August 18, 2015

Một đoạn đời đau buồn của MC Nguyễn Ngọc Ngạn - Chuyện Cũ



Một đoạn đời đau buồn của MC Nguyễn Ngọc Ngạn








Chuyện Cũ


Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đờị Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm quạ


Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe Ðã thế, chính sách áp dụng lại không đồng nhất, mỗi phường mỗi tổ là một lãnh chúa, phát huy sáng kiến mà bức chế nhân dân. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ . Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới . Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do . Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi và hăm dọa thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vượt biên.


Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phộ Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng ? Ði bán chính thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầụ Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một ngườị Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy!


Bà xã tôi bận con nhỏ -- khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi -- cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồị Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!


Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấỵ Khu vực Công giáo tôi cư ngụ lại hay xảy ra những vụ bắt bớ bí mật, vì những tin đồn về các tổ chức Phục Quốc -- cả thật lẫn giả -- làm liên lụy đến khá nhiều người vô can. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Nhà thờ Vinh Sơn là nơi phát khởi vụ nổi dậy chống chính quyền đầu tiên, sau 30 tháng 4 năm 75, và linh mục Nguyễn Quang Minh bị bắt ngay sau đọ Cha Vàng ở trường Saint Thomas cũng đã bị bắt, vì nghe đồn bị vu cáo có giấu vũ khí trong khuôn viên trường học. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục nàỵ Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm muộn gì cũng vào tù . Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi .


Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôị Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lạị Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ . Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gị Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổị Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!


Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơị


Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 ngườị Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tớị Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đạ Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn. Ðây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 nguời đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Ðàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữạ. Tôi không biết, trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoạ Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôị Vợ ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôị Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củị Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.


Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầụ Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển. Vì qúa chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ Ðến ngày thứ năm, vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dướị Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thệ


Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:


- Anh Ngạn Anh Ngạn ơi!


Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôị Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậỵ Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:


- Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!


Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít. Nhà tôi lại bảo:


- Ðêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả ngườị Anh lên một chút đi!


Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, Cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tốị Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:


- Tầu sắp đắm mất, anh ạ!


Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạỵ Hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhaụ Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máỵ Một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máỵ Chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vợ Ðàn bà con nít, nguời đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng nàỵ Bà xã tôi bảo:


- Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!


Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ðêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổị Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xạ Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vộ Nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợị Người đã lên bờ thì bỏ mặc. Ðàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầụ Hơn 100 người ngồi dưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:


- Con ơi! Ðằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào ...


Tôi không biết bơị Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưạ Ðứa con trai hơn 4 tuổi , quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầụ Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẹ Quanh tôi, có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:


- Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!


Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của sóng át đị Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa! Ðứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn sót lại một aị Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi!


Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơị Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Ðàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhaụ Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đờị Ðọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được. Tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua bao nhiêu năm gian khộ Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần hành quân ở Cái Bè, tôi đứng dưới đường mương bên gốc xoài, VC từ cánh đồng trước mặt bắn đạn pháo trúng ngọn xoài chỗ tôi đứng, miểng văng tung tóe, làm bay mất cây súng Colt tôi đang đeo bên hông và cắt đứt sợi giây ống liên hợp máy truyền tin PRC 25 tôi đang nói chuyện với Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Lúc ấy tôi thấy số mình còn lớn lắm, chỉ bị trầy sát nhẹ ở bên đùi! Rồi khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới ngày được tha vệ Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vươ biển gần đến nơi thì lại chết ? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không vùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!


Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng mình đang nằm chiêm baọ. Ðứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi tôi dậy và nói:


- Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Ðắm tầu, chú Ngạn ơi!


Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có mắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:


- Chú Ngạn ơi! Ðắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!


Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những người sống sót vào gốc dừạ Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được phép cứu những người bị ngộp nước như tôị Nếu được cấp cứu, tôi tin chắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậỵ Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áọ Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thệ Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm trong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một vệt dài thật rọ Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm được xác!


Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào thét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc thuyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa , nhưng cũng không thấy vợ tôị Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể


Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã quạ Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Ðức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Ðức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do!


Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bộị Ðoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!


Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôị Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầụ Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi -- người giới thiệu tôi cho ông Ân -- nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vaỵ


Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúạ Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôị Hơn 160 người chết ngay bên cạnh tôị Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Ðó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đị Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy baỵ Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!


Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tự Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ aị Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.





Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mới mất, tôi bắt đầu viết truyện dài "Những người đàn bà còn ở lại" trong 3 tháng ở trại tạm cự Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.


Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa khự Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm naỵ

Nguyễn Ngọc Ngạn, Tháng 4/2000




http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=561&ArticleID=20627

Thursday, May 14, 2015

Wednesday, May 13, 2015

Thực hư tượng Phật Bà cụt tay 'níu' thuyền ngư dân 'đòi' lên bờ

Thực hư tượng Phật Bà cụt tay 'níu' thuyền ngư dân 'đòi' lên bờ

Giữa biển khuya đêm thanh vắng kéo lưới trúng tượng Phật cụt tay nghiêng cả mạn thuyền, ngư dân Lê Văn Nam (27 tuổi, ngụ xã Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chọn cách tháo thân cắt lưới và quay mũi thuyền bỏ chạy. Thế nhưng ngày hôm sau khi lò dò dong thuyền ra biển, một lần nữa ngư dân này lại kéo lưới trúng “cố nhân” và buộc phải đưa tượng lên bờ.

 Chỉ là sự việc tình cờ trùng lặp, nhưng những thông tin về vụ việc đã lan truyền đi khắp Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh lân cận, sự thật có, thất thiệt có. Nhóm phóng viên đã có nhiều ngày nghe các nhân chứng thuật lại sự việc, đi tìm nguồn gốc bức tượng để làm rõ những tình tiết xung quanh sự việc hi hữu này.

Dự cảm được báo trước

Nhân vật chính của câu chuyện, người gây ra sự kiện xôn xao Long Hải này là chàng ngư dân nghèo Lê Văn Nam, vốn không phải là người gốc địa phương mà theo gia đình từ Quảng Bình vào Vũng Tàu lập nghiệp từ năm 1990. Anh Nam thuật lại, là con cả trong gia đình có 3 anh em trai, người ta nói “tam nam bất phú” quả là không sai trong trường hợp gia đình anh. Mười mấy năm cả gia đình chăm chỉ nghề đi biển không quản ngại dãi dầu nắng gió nhưng cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo, làm vất vả thế nào thì quay đi quay lại cũng chỉ ngày ngày mua đủ gạo ăn, còn thức ăn chính thường là con cá con tôm bán ế.

Năm 2010 anh Nam lấy vợ, nhà cửa chật chội nên vợ chồng anh thuê nhà ra ở bên ngoài. Phòng trọ chỉ cách bờ biển khoảng 20m, cách khu vực Dinh Cô chừng 1km. Căn phòng anh thuê rất rẻ, giá chỉ 200 ngàn/tháng. Không hẳn vì ở thị trấn Long Hải giá nhà trọ rẻ, càng không phải chủ nhà trọ thương vợ chồng anh nghèo khó mà bớt tiền phòng. Phòng trọ đó rẻ vì lý do rất đơn giản là… không ai dám thuê.

Trước anh, những người thuê phòng đó thường chỉ ở được một vài ngày, nhiều là một tuần đều hoảng hốt “bỏ của chạy lấy người”, không dám lấy lại tiền đặt cọc. Ai hỏi họ đều nói phòng trọ đó “có ma ngày đêm hù dọa” nên không ai dám ở, dù những phòng bên cạnh mọi người vẫn ở mà không hề thấy có hiện tượng lạ nào. 1 đồn 10, 10 đồn 100, vì vậy phòng trọ này bị “mang tiếng” không ai dám ở, đành phải bỏ không.

Bẵng đi một thời gian anh Nam tới hỏi thuê, tuy cũng đã nhận được những cảnh báo của chủ nhà về câu chuyện “lạ” ở đây nhưng Nam vẫn quyết tâm thuê với lý do “giá rẻ”. Theo lời anh Nam, cũng có những chuyện cảm thấy lạ thật. Anh kể: “Mấy chục năm gia đình làm nghề biển, lạ gì tiếng sóng tiếng gió biển. Nhưng khi dọn tới đây ở, cũng là tiếng gió biển nhưng có lẽ vì địa thế căn phòng ở một nơi đặc biệt nên tiếng gió đêm ở đây nghe cứ rù rì, u u”.

Một chuyện lạ nữa là ngủ trong phòng rất hay gặp ác mộng và hiện tượng bóng đè: “Ban đêm ngủ ở trong phòng này thường hay bị bóng đè, mơ thấy nhiều người xa lạ đang đứng quanh giường nhìn chằm chằm vào mình. Những lúc như vậy muốn vùng dậy chạy nhưng không sao cử động được, muốn hỏi họ là ai cũng không sao mở miệng được”. Khi được hỏi: “Có sợ không”, ngư dân này cười hiền: “Ai mà chẳng sợ. Nhưng phòng trọ rẻ vậy kiếm ở đâu được? Hơn nữa vợ chồng mình đều tâm niệm mình sống chẳng động chạm đến ai thì cũng chẳng ai làm hại mình”.

Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, anh Nam lại là người theo đạo Phật từ nhỏ nên vẫn làm bàn thờ phật ở trong nhà, tuần rằm đều nhang khói đầy đủ. Tuy nhiên nghĩ tuổi còn ít nên anh chỉ dám thắp hương chứ chưa dám “thỉnh” tượng Bồ tát về nhà thờ cúng theo quan niệm người theo đạo Phật.

Nhưng đúng là cơ duyên khi cách đây chừng 5 tháng, một gia đình ở gần đó thay bức tượng quan âm nên thừa ra bức tượng cũ cao chừng 50cm, thấy vậy nên anh xin về, đặt trên bàn thờ cúng. Cũng từ đó, có lẽ do đã tìm thấy hình thức trấn an tinh thần nên người trong nhà không còn bị bóng đè nữa, đêm đêm cũng không gặp phải những giấc mộng lạ, đứa con bốn tháng tuổi của anh chị đêm đêm cũng bớt khóc đi. Tuy nhiên anh lại có một dự cảm khác.

Bức tượng biết “níu” thuyền câu

Đầu giờ chiều ngày 14/2 (21 tháng Giêng), như thường lệ anh Nam cùng với một người bạn dong ghe ra biển cào ốc mỡ. Bãi cào quen thuộc từ trước tới nay của anh là khu vực ngoài khơi bãi tắm Long Hải, chạy dài so với bờ chừng hơn 1km. Hôm ấy biển lặng, trời trong, thế nhưng lạ một điều là anh cào cả buổi chiều nhưng chỉ thu được vài con ốc vụn. Những mẻ lưới nhẹ tênh làm hai ngư dân chán nản.


 Mỗi ngày có cả ngàn người hiếu kỳ đổ về xem bức tượng “lạ”


 Đến 20h biển vẫn lặng sóng, nhưng gió biển bắt đầu se se lạnh, các anh vẫn kiên nhẫn thả lưới. Đến bãi ngay trước mặt khu vực Dinh Cô cách bờ chừng 300 - 400m, khi bắt đầu kéo lưới lên, cả hai thấy tấm lưới nặng trịch. Thả lưới gần bờ để cào ốc, hai ngư dân này thừa hiểu chẳng thể nào gặp được cá to nên khi thấy lưới nặng, hai người nhìn nhau ngán ngẩm: “Đã thất thu lại vớ phải đá, phen này rách hết lưới mất thôi”.

Hai người ráng sức kéo lên, khi lười lên gần mặt nước, họ soi đèn pin thì thấy dưới làn nước biển xanh đen là lờ mờ hình hài một tòa sen. Nam nghĩ thoáng qua trong đầu: “Chắc là mảng đá của chùa nào ở gần đây bị bể, người ta quăng đi”. Nhưng không như anh nghĩ, kéo tiếp lên thì họ thấy hình một bức tượng bồ tát quan âm hoàn chỉnh, riêng hai cánh tay thì bị cụt. Hai người đàn ông đi biển từ nhỏ dạn dày sóng gió tưởng như không còn sợ gì. Nhưng đêm khuya giữa biển vắng, bỗng nhiên vớt được một pho tượng phật cụt cả hai tay thì người gan dạ nhất cũng không khỏi giật mình lo âu.

Vượt qua nỗi sợ hãi, hai anh ráng sức kéo lưới lên định nhặt mấy con ốc, con cá cho khỏi phí, rồi sẽ thả lại bức tượng xuống biển. Song chẳng hiểu sao bức tượng nhìn không có vẻ gì là “khổng lồ” mà nặng đến lạ, hai người loay hoay đến cả tiếng đồng hồ mà vẫn không đưa lên được lòng thuyền. Nước thủy triều khi ấy lại đang lên, kéo chiếc ghe từ từ bị trôi ra xa bờ hơn. Kéo lên không được, gỡ tượng ra cũng không xong, Nam quyết định lấy dao cắt phăng tấm lưới, thả lại bức tượng xuống biển rồi vội vã quay mũi thuyền “tháo thân” vào bờ.

Ngư dân Nam tâm sự, trở về nhà nhìn bức tượng đặt trong phòng, anh mới giật mình đặt câu hỏi: “Ở nhà mình cũng có bức tượng làm “chỗ dựa tinh thần”, sao nay có bức tượng nữa tìm tới mà mình lại sợ hãi vứt xuống biển”. Anh dành trọn một ngày hôm sau để sửa tấm lưới rách, trong lòng vẫn không khỏi suy nghĩ vẩn vơ về sự việc kỳ lạ diễn ra đêm hôm trước.

Hai ngày sau khi chuyện lạ xảy ra, Nam lại dong ghe ra biển cào ốc. Dù đã tránh xa khu vực thả bức tượng bữa trước một đoạn, nhưng “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, chuyện lạ một lần nữa lại lặp lại. Tấm lưới lại được kéo lên nặng trình trịch, hai anh em nhìn nhau không nói nhưng tay người nào người ấy đều run run. Cách mặt nước gần 1m, hai người đã nhìn thấy đầu bức tượng nhô dưới làn nước trong xanh.

Chẳng ai bảo ai, hai người đều ráng sức kéo bức tượng lên nhưng không sao kéo nổi. Cuối cùng họ đành phải buộc bức tượng vào đuôi thuyền, nổ máy dong về đất liền nhờ mọi người trợ giúp. Bức tượng được kéo lên cao 1,35m, nặng hơn 100kg, bị gãy 2 cánh tay, lớp sơn bên ngoài nhiều chỗ đã bong tróc, rong rêu bao phủ ở bên ngoài, phía trong là hàu bám, nhiều người dân xúm vào kỳ cọ hồi lâu mới sạch.

Làng chài xôn xao

Nhà trọ nhỏ bé, ẩm thấp nên ngư dân Nam để nhờ bức tượng ở sân một gia đình gần nơi anh ở. Tuy nhiên chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi biết tin anh vớt được bức tượng quan âm bồ tát, người dân quanh khu vực đổ xô tới xem. Chẳng hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, một số người tung tin đồn thất thiệt cho rằng đây là “Quan Âm Nam Hải” nên đến tối số người kéo đến càng đông, lên tới cả ngàn người.

Trước nguy cơ mất an ninh trật tự, UBND thị trấn đã mời ban quản lý Dinh Cô và anh Lê Văn Nam đến bàn bạc. Phương án cuối cùng được thống nhất là bức tượng sẽ được chuyển đến mộ cô, một địa điểm thuộc quần thể di tích Dinh Cô gần đó.

Cũng có thể vì bức tượng được đưa về đặt tại một nơi “bí hiểm” nên những tin đồn lại càng được dịp bùng phát nhanh hơn. Đến đây cũng nên nhắc thêm một vài chi tiết về di tích Dinh Cô ở Long Hải. Tương truyền, người trong khu vực cho rằng Dinh Cô là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết đuối, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải.

Truyền thuyết cho rằng gần 200 năm trước, xác một người con gái khoảng 16 tuổi dạt vào bãi, người này vốn quê ở Phan Rang, theo cha giong ghe bầu xuôi ngược Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Mỗi lần ghe bầu qua vùng biển Long Hải, thiếu nữ nhìn cảnh sơn thuỷ hữu tình nên thường ao ước được ở lại đây. Một đêm bão tố nên ghe lật, cô bị mất mạng và trời “chiều lòng” nên đưa xác thiếu nữ theo sóng biển dạt vào nằm lại trên bãi cát trắng xoá.

Sau một đêm, cát bỗng đùn lên thành mộ. Dân làng thấy chuyện lạ, xem cô là “nữ thần thiêng liêng” nên lập mộ trên đồi, dựng miếu thờ bên cạnh. Cũng theo truyền thuyết, từ đó “nữ thần” luôn “hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh” nên dân trong vùng tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.

Sau nhiều lần trùng tu, đầu năm 1990 địa điểm Dinh Cô được đại tu bằng kinh phí quyên góp của khách thập phương, trở thành một dinh thự kiên cố như một tòa lâu đài tráng lệ, trang nghiêm, bề thế với diện tích hơn 1000m2 như hiện nay. Hàng năm, theo phong tục địa phương, người dân tổ chức lễ hội “giỗ Cô” trong 3 ngày (10 - 12/2 âm lịch) thu hút hàng vạn khách thập thương đổ về Long Hải để tham gia lễ hội.

Cũng có thể vì truyền thuyết này, nên khi vớt được bức tượng phật bà ở Dinh Cô, một số người ngay lập tức đã vin vào để “thổi” sự việc lên thành “Cô hiển linh”, gọi bức tượng là “Mẹ” hay “Quan âm Nam Hải”. Tin đồn thổi bay đi khắp nơi khiến thời gian vừa qua mỗi ngày nơi đây tiếp hàng ngàn người người hiếu kỳ từ trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến cả các tỉnh xa tò mò xem thực hư sự việc.

Sự thật bẽ bàng

Một số người mê tín thì khăng khăng bảo vệ quan niệm mê muội “Cô hiển linh”. Họ đưa ra lý lẽ: “Bãi biển này từng là địa điểm nơi một số tàu bè gặp nạn nên việc những ngư dân vớt được những đồ vật có giá trị ở đây không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên việc vớt được bức tượng cụt tay ở đáy biển thì quả thật rất kỳ lạ. Tại sao bức tượng lại ở dưới biển? Sao lại bị cụt tay? Ai đã thả tượng xuống, thả từ khi nào? Tại sao bức tượng lại “có duyên” với chiếc thuyền cua ngư dân Nam?”. Từ những câu hỏi chưa có lời giải đáp này, người ta đã vội vàng thêu dệt ra những câu chuyện li kỳ, gây xáo trộn dư luận địa phương.

Chúng tôi đã vào cuộc để tìm thông tin trả lời cho những câu hỏi này. Sự thực không giống như những lời một số người dân đồn thổi.

Đúng 5 ngày sau khi anh Nam vớt được bức tượng, gia đình anh tiếp một vị khách đến từ Tp Hồ Chí Minh. Bà đề nghị giấu tên thật của mình mà chỉ cho biết mình là một Phật tử có pháp danh Nguyên Ý, năm nay 67 tuổi, ngụ tại Quận 1 (Tp Hồ Chí Minh). Bà cho biết bức tượng này do mình cúng dường cho Tịnh thất Viên Thông (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) vào năm 2000.

Tám năm sau, khi có dịp thăm lại Tịnh Thất Viên Thông vào năm 2008, bà thấy bức tượng này đã bị hư hỏng nặng, không sửa chữa được nên cúng đường cho Tịnh Thất một bức tượng Phật bà Quan âm mới. Với bức tượng hư hỏng, bà đưa về tịnh xá Ngọc Hải (thị trấn Long Hải) làm lễ “thủy táng”.

Theo lời kể của Phật tử này, sau khi làm lễ xong, bà thuê xe chở bức tượng ra bãi biển nhưng chỉ dám đi đến bãi. Từ đó bà tiếp tục thuê một chiếc ca nô chở tượng ra thả ngoài biển, cách bờ bãi tắm Long Hải chừng 400m. Như vậy nguồn gốc bức tượng thì đã được rõ. Còn giải thích cho việc vì sao bức tượng lại trôi dạt ra xa so với địa điểm đã “thủy táng”, một ngư dân cho rằng do thủy triều lên xuống nên tượng cũng có thể di chuyển theo dòng nước dưới đáy biển.

Giải thích cho việc vì sao bức tượng đã nằm ở khu vực trong suốt bốn năm qua và hàng ngày không biết bao nhiêu ghe thuyền chạy qua cào ốc ở đây nhưng không cào trúng, mà bức tượng lại duy nhất chỉ “đeo bám” chiếc thuyền của anh Nam, nhiều người cho rằng đó là chuyện tình cờ chứ chẳng vì “duyên kiếp” hay “phật linh” nào như lời đồn thổi.

Theo lời trần tình của ngư dân Lê Văn Nam, đúng là những lời đồn thổi “ông nói gà, bà nói vịt” đã trở thành “quá lố” khiến nhiều khi anh “điên cái đầu”. Khi nghe tin anh vớt được bức tượng này, Phật tử đã thả bức tượng xuống biển đã tìm đến nhà cho anh 500 ngàn đồng cùng một chuỗi dây đeo tay không rõ chất liệu mà bà giới thiệu là “mua từ bên Ấn Độ về”. Vậy mà những người rảnh rỗi lại “thổi” lên thành “chủ nhân trước kia của bức tượng đã cho thằng Nam 500 triệu đồng cùng cái xe ô tô” khiến nhiều người nghĩ anh “một bước lên tiên”.

Anh buồn rầu chia sẻ: “Ngày xưa tôi ở xóm trọ, tuy nhà nghèo nhưng trong khu ai cũng thương yêu hai vợ chồng. Vậy mà từ khi vớt được tượng phật, mọi người ai cũng nhìn tôi với con mắt khác hẳn. Người thì đổ tiếng oan là tôi nhận nửa tỉ của người ta, người thì nói tôi lợi dụng bức tượng để kiếm tiền”.


Anh Lê Văn Nam và xấp vé số bán giúp em bé bị bệnh.

 Hôm chúng tôi tìm đến gặp Nam, anh đang ở nơi bức tượng “kiêm nhiệm” công việc bán vé số. Chìa trên tay mấy tờ vé số, anh phân trần: “Đây là vé số của con bé tên Hương trong xóm, nó mới 12 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ mà sống với cô. Hôm nay nó bị đậu mùa, sợ ở đây gió thổi khiến nổi mụn nhiều nên tôi bảo nó về rồi tôi bán thế cho. Vậy mà có người không hiểu, bảo tôi lên đây bán vé số kiếm tiền, rồi nói tôi “buôn thần bán thánh””.

Ngư dân này buồn rầu tiếp lời: “Khi đưa tượng lên chỗ này tôi đã ký giấy sẽ không tranh chấp bức tượng này, nghĩa là đây là tài sản chung của thị trấn Long Hải thì sao lại nói tôi trục lợi?”. Chúng tôi lặng yên hồi lâu vì không trả lời được câu hỏi của anh Nam, rồi chỉ biết nhẹ nhàng động viên: “500 ngàn đồng còn bị thổi lên tới 500 triệu, nghĩa là “quá đáng” gấp 1000 lần sự thật; bức tượng xi măng bị đồn thổi thành “Phật hiển linh” thì tránh sao việc anh cũng bị người rảnh việc đồn đại”.

Friday, May 1, 2015

Thần chú của Phật cứu khỏi địa ngục - ngạ quỷ - súc sanh

Thần chú của Phật cứu khỏi địa ngục - ngạ quỷ - súc sanh:

Usnisa Vijaya Dharani (Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni - Tiếng Phạn)
 
 Usnisa Vijaya Dharani (Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni - Tiếng Phạn)

http://vntv-vntv.blogspot.ca/2015/04/usnisa-vijaya-dharani-phat-anh-ton.html


Tết Mậu Thân và những kẻ có máu lạnh - Nguyễn thanh Ty

Tết Mậu Thân và những kẻ có máu lạnh - Nguyễn thanh Ty


Từ tết Mậu Thân, 1968, đến tết Mậu Tý năm nay, 2008, thời gian tròn chẵn 40 năm. Bốn mươi năm, gần nửa thế kỷ, nửa đời người, đã biết bao nhiêu vật đổi sao dời, song người dân miền Nam, vẫn không làm sao quên được một cái Tết hãi hùng, kinh khiếp mà Việt cộng đã tạo nên, đã đang tay tàn sát dân lành vô tội một cách man rợ nhất trong lịch sử cổ kim trên khắp miền Nam Việt Nam.

Nhất là ở Huế - Thừa Thiên, đã có khoảng sáu ngàn người bị thảm sát dã man. Họ đã bị Việt cộng giết bằng những cán cuốc đập vào đầu hoặc bị chôn sống.

Cứ mỗi lần Tết đến là xứ Huế lại đắm chìm trong bầu không khí u buồn với màu khăn trắng tang tóc của nhiều ngàn gia đình có thân nhân bị Việt cộng sát hại.

Các đám tang tập thể vào các năm 1968-1969 là hình ảnh người ta không thể nào quên. Trong bài viết “Mass Murder, Mass Burial” của nhà báo Tito V.Carballo, đăng trên VietNam Bulletin vào năm 1969 có đoạn mô tả:

“Dưới ánh mặt trời chói chang, những dãy quan tài được xếp thành từng hàng ngay ngắn. Bên trong mỗi quan tài đóng vội này là những gì còn sót lại của các thi hài được tìm thấy. Khoảng 15.000 người, trong áo tang trắng, đứng chịu trận dưới trời nắng chang chang. Một ai đó âm thầm khóc, một ai khác khóc to vật vã. Thỉnh thoảng họ lại nhìn nhau như thể đang tìm một lời an ủi, rằng đây không phải là sự thật, đây chỉ là một giấc chiêm bao.”

Suốt hai mươi sáu ngày trong tháng giêng, ngày nào, chỗ nào cũng có đám giỗ. Khắp nơi, người dân Huế đều tổ chức cúng giỗ cho người thân của mình trước bàn thờ khói nhang nghi ngút.

Tiếng khóc than kể lể của người dân Huế nghe vang vọng cả một trời sầu thảm.

Cùng lúc đó, mĩa mai thay, bên cạnh tiếng khóc than đớn đau của người dân thì Việt cộng lại “hồ hởi phấn khởi” rầm rộ tổ chức ăn mừng “chiến thắng Mậu Thân”.

Thật đúng với câu “Chỉ có loài súc vật mới có thể quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để thản nhiên trau chuốt bộ lông của mình”

Họ đã ngoãnh mặt trước nỗi khổ đau của đồng bào mà cùng nhau hả hê ca ngợi “chiến công hiển hách” của mình khi tấn công vào miền Nam và thi nhau kể lể thành tích sát nhân của mình.

Năm nay, năm Mậu Tý, tại Sài Gòn, những con người Việt cộng lại càng tổ chức rầm rộ hơn nữa, rất trọng thể, để mừng ngày mà họ gọi là “lễ lớn kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân”.

Họ khoe rằng, buổi lễ có tới mười ngàn người tham dự rất “hoành tráng” gồm “4000 quần chúng, 1.500 dân quân tự vệ, 2.349 người tham gia diễu binh, 1.700 người tham gia diễu hành nghệ thuật quần chúng...”

Trong buổi lễ, Phạm văn Hải, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM cao giọng khẳng định rằng:

“Năm tháng sẽ qua đi nhưng với cả nước, với miền Nam thành đồng, với TP mang tên Bác Hồ kính yêu, chiến công của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 sẽ mãi mãi sống trong lòng các thế hệ người Việt Nam, vì đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng, là khí phách Việt Nam...”

Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP. HCM, phát biểu khoa trương:

“Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã tạo “một cú choáng đột ngột” với địch ở miền Nam..., là điểm son chói lọi của lịch sử Việt Nam.”

Cuộc thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968 mà Việt cộng hiện nay vẫn còn hãnh diện khoe khoang là “chiến công sống mãi trong lòng các thế hệ trẻ” là “đỉnh cao của chủ nghĩa” là “điểm son chói lọi” là những thành tích gì?

Đó là nỗi kinh hoàng đối với người dân Huế. Đó là vết thương chưa khô máu. Đó là vết sẹo chưa lành vẫn còn đau thốn tim can mỗi khi có ai nhắc đến.

Chúng ta hãy giở lại trang sử cũ, Tết Mậu Thân, để nhìn lại những “những bộ lông” mà Việt cộng đã “trau chuốt” lập nên xem nó chói lọi đến độ nào và tạo đỉnh cao tới đâu.

Lẫn trong tiếng pháo nổ rền đón mừng năm mới, đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, Việt cộng đã đồng loạt bất ngờ nổ súng tấn công 4 thành phố lớn, trọng tâm là Sài Gòn, Gia Định và Huế, 37 thị xã và hàng trăm quận lỵ, thị trấn của miền Nam.

Việt cộng tưởng đâu lợi dụng yếu tố bất ngờ giây phút thiêng liêng trong đêm giao thừa, toàn thể quân dân miền Nam đang long trọng đón rước tổ tiên, ông bà về ăn Tết với con cháu, giáng một đòn sinh tử chớp nhoáng xuống miền Nam để có thể “ăn chắc” như ông Hồ muốn “Xuân này chiến thắng ắt về ta”.

Nhưng, thiên địa bất dung gian, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, chỉ hơn một tuần lễ sau, quân lực VNCH đã bẻ gẫy tất cả các nổ lực của Cộng quân và đã đánh bật chúng ra khỏi các thành phố và các thị xã mà chúng chiếm được lúc đầu.

Chỉ trong mấy ngày, quân Việt cộng đã trả một giá quá đắt: 32 ngàn bị thương vong và khoảng 5.800 bị bắt.

Riêng thành phố Huế, Cộng quân cố liều chết, chiếm giữ lâu nhất là 26 ngày.

Ngày 25 tháng 2, những lực lượng cuối cùng của Việt cộng bị đẩy lui ra khỏi thành phố Huế.

Trong 26 ngày bị vây hãm, Việt cộng không còn khả năng chiến đấu, trước khi tháo chạy, đã điên cuồng say máu giết hại người dân lành để trả thù.

Bao nhiêu người dân Huế bị Việt cộng sát hại?

Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5.300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2.326 sọ người. Các gia đình kê khai có người chết và mất tích lên đến 4000 người.

Người ta ước tính khoảng 6000 người.

(Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh sát Đặc biệt Lực lượng Cảnh sát Quốc gia tỉnh Thừa Thiên và Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu Khu vực Thừa Thiên.)

Nơi đầu tiên tìm thấy các nạn nhân Việt cộng là sân trường Trung Học Gia Hội vào sáng ngày 26 tháng Hai, tổng cộng có 170 xác. Mấy tháng sau, người ta tìm thấy thêm 18 nơi chôn tập thể, lớn nhất là khu ở gần chùa Tăng Quang, 67 thi thể, Bãi Dâu, 77, khu chợ Thông, khoảng 100, khu lăng tẩm, 201, Thiên Hàm khoảng 200, Đồng Gi, khoảng 100. Tổng cộng khoảng 1.200 thi thể tìm thấy trong những hầm hố lấp vội vã.

Dần dần các ngôi mộ tập thể được tìm thấy khắp nơi. Tại quận Phú Thứ, những vùng đồi cát Lệ Xá tây, làng Văn Hoà, Xuân Dương. Quận Vinh Lộc. quận Nam Hòa.

Nhiều nhất là tìm thấy ở những đồi cát của ba làng Vinh Lưu, Lệ Xá đông và Xuân Ô. Hơn 800 người được tìm thấy ở khu nầy.

Ở khe Đá Mài tìm được 428 bộ xương...

Thành phần nào bị giết?

Ông Nguyễn Lý Tưởng kể:

“Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói.”

Ông Liên Thành nhớ lại:

“Riêng tại quận ba, Việt cộng bắt đi hơn 500 người đang trốn trong Dòng Chúc Cứu Thế, dẫn đi hết, rồi chôn sống. Tội nghiệp nhất là một số nạn nhân hoàn hoàn không dính dáng gì đến chính quyền. Ngoài ra trong số này có một người rất tiếng tăm là Thượng Nghị sĩ Trần Điền. Ngoài ra, tại vùng Phủ Cam, bốn ngày sau khi Việt cộng chiếm Huế, nhà thờ lớn Phủ Cam bị ập vào, bắt đi 300 thanh niên sau này được tìm thấy xác ở vùng phía tây Nam Hòa, tức vùng núi dọc khe Đá Mài, lăng Gia Long”

Việt cộng giết người dân vô tội bằng cách nào?

Hãy nghe một nhân chứng còn sống sau 40 năm thuật lại:

“Sau chùa Diệu Đế, chúng nó đưa về phiá Gia Hội, sống xung quanh mấy nhà dân. Chúng bắt chúng tôi đi khiêng vác trong vòng mấy ngày sau, thì bắt đầu tôi thấy phía bên chỗ Đông Ba, máy bay bắn xuống dữ lắm. Tụi tôi thấy chắc là phản công rồi, lính VNCH mình phản công chúng nó rồi. Tôi cũng cầu nguyện, cầu nguyện, nhưng không phải là đi dân công đâu quý vị ơi. Đến tối đó, nó phát cho mấy cái cuốc, nó nói bây giờ đi đào mấy cái hào, cái hầm. Tại vì máy bay bắn xuống quá, tôi nghĩ chắc nó sai tụi tôi đi đào mấy cái hầm để cho tụi nó núp, giống như công sự, núp để tránh đạn tránh bom. Tụi tôi mười mấy thằng còn xác vác cuốc đi đào, cũng đào, đào, nghĩa là tối xuống đi đào, đào. Cái hố bề sâu xuống là một thước, bề ngang bằng một sải tay, một sải tay ngang, cứ đi tới, đi tới, một thằng một khúc, cứ đào. Đào cứ nối liền nhau, nối liền nhau. Đào xong cái này rồi bắt đầu đi đào cái khác, như là đào tuyến công sự đó mà.

Nhưng quý vị biết không, sau khi đào xong lúc 3 giờ sáng, lần đầu tiên tôi thấy nó dẫn ra một đám người từ xa trong bóng tối. Những người này khi tiến tới gần, bấy giờ tôi mới thấy là tay trói về phía sau, cột trùm, cột dính vào với nhau bằng sợi dây điện thoại màu đen đen. Nó cột trùm, người ta dắt ra , dắt ra. Mỗi toán nó dắt ra như vậy là khoảng 14, 15 người. Những cái hố chúng tôi đào cũng vừa cái khoảng đó. Nó mới bắt những người đó đứng xoay lưng về cái hố. Còn nhiệm vụ chúng tôi thì chúng tôi đang đứng, đang đào đất, tay chúng tôi đang cầm cuốc. Nó mới sắp hàng những người kia, những người mà nó bắt, bị cột sợi dây điện thoại, dính trùm với nhau.

Số người này, một số mặc đồ ngủ hoặc mặc bộ đồ thường, có người mang dép, có người đi chưn, kể cả những người mặc quần xà loỏn. Nó sắp người ta xoay lưng về cái hố mà chúng tôi đào (ông T thở mạnh như bị ngộp thở, khóc thút thít), rồi cái thằng cán bộ VC mặc áo trắng và quần cán bộ chính quy, đội nón cối, nó đọc, nó đọc bản án tội ác của những người đó. Nó nói những người đó có tội với nhân dân, có tội với cách mạng. Nó vừa đọc xong bản án thì thằng du kích VC, thằng đứng đầu mặc quần xà loỏn, quần đen áo đen, nó lấy súng AK bắn người đầu tiên, nó bắn rào, nó bắn rafale. Ông này bị trúng, ông lật ngược ra, đằng sau đâu có cái gì đâu, là cái hố!”

Ổng té xuống, quý vị biết không, mấy người sau đâu có trúng đạn gì đâu, cũng lăn xuống. Lăn và lộn, lộn vòng xuống, lật ngửa ra. (Ông T khóc rống lên) Nó bắt tôi lấp! Nó kêu lấp, lấp, lấp lẹ! (vẫn khóc) Tôi không lấp, nó đánh tôi. Tôi nhìn mấy người đó, tôi khóc, tôi khóc, khóc, khóc!

Không! Người ta còn sống mà lấp đi! Không! Thôi nó dọng báng súng tôi, súng AK nó dọng, nó dọng đằng sau xương sống tôi (vừa thở như bị ngộp, vừa khóc).

Chưa được, nó quay mũi lưỡi lê nó đâm tôi, nó đâm ba sườn tôi. Trời ơi, máu me nó đâm! Mấy thằng, thằng nào cũng khóc, nó đánh, nó đánh. Tôi phải lấp, phải lấp. Tôi lấp đồng bào tôi (khóc nức nở). Trời ơi, trời ơi, Thượng Đế coi này! Bây giờ tôi nhớ tôi có tội quá. Tôi nhớ mấy con mắt đồng bào, mấy người dưới hố ngó tôi. Trời, trời, trời, trời ơi VC ơi là VC! Không lấp thì nó đánh! Lấp thí bà con tôi chết! Thôi, thôi, lạy Phật, lạy trời, lạy Thượng Đế. Chưa có thằng nào nó tàn ác như vậy...

( Nam Dao thực hiện phỏng vấn. Tamthuc.com)

Hầu hết những hố chôn tập thể tìm thấy được, các xác nạn nhân đều bị trói từng chùm với nhau cả. Và đa số đều bị đập bể đầu vì cán cuốc.

Được hỏi vì sao Việt cộng lại tàn sát đồng bào man rợ đến như vậy, một trung tá Việt cộng bị bắt tên Hoàng Kim Loan, thành ủy viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm trả lời:

“ Đây là chủ trương bạo lực cách mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Người Cộng sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm hơn bỏ sót”

Được hỏi tại sao không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy cuốc đập đầu và đẩy xuống hố, Loan nói:

“Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

Vì sao Việt cộng lại điên cuồng tàn sát người dân Huế?

Trong bài viết mới đây, 30/01/2008, “ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 – Nét đặc sắc của Chiến tranh Nhân dân”, Nguyễn mạnh Hưởng (CS trong nước) đã thú nhận:

“ ...Để thắng kẻ địch, chúng ta phải phát huy cao độ ưu thế và sức mạnh của chiến tranh nhân dân, quân và dân ta phải có quyết tâm sắt đá...Quần chúng nhân dân trên các mặt trận nổi dậy có tổ chức, với khí thế quyết tâm cao, đặc biệt là tại thành phố Huế, quần chúng đã hăng hái tham gia vào các lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong thành phố. Với 26 ngày đêm chiếm giữ thành phố Huế, thắng lợi của quân dân ta là nguồn vũ to lớn, thúc dục các đơn vị lực lượng vũ trang và nhân dân trên khắp các chiến trường tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và dành quyền làm chủ...”

Cái mà cán bộ Hưởng gọi là “sức mạnh nổi dậy của quần chúng” thực tế đã trả lời cay đắng cho mộng tưởng. Người dân Huế đã không những không nổi dậy, không hưởng ứng mà lại ùn ùn lánh nạn cùng nhau chạy về phía quân đội VNCH để được bảo vệ.

Đó là lý do khiến cho quân Việt cộng tức giận điên cuồng nổi lên thú tánh, giết người trả thù cho hả gan.

Ông Trần Tiễn San, trung úy tiểu đoàn 39 Biệt Động quân đã tham gia tái chiếm Huế, kể lại:

“ Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này sang nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình thì bên này, dân chúng bên kia, họ thấy là đâm đầu chạy qua...”

Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bạo lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.

Người Huế sợ Cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt cộng tràn vô Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật. Những ai sống tại Huế thời đó đều biết.”

Hà Nội đã đánh giá sai lầm người dân Huế qua các báo cáo láo, nịnh bợ, tâng công của những tên nằm vùng ở Huế.

Những tên nằm vùng đó là ai?

Ngày nay thì mọi ngưòi đều đã nhẵn mặt những tên: Đóa, Tiềm, Tường, Phan, Xuân... Đó là những hung thần ác sát và năng nổ nhất trong việc chỉ điểm lùng bắt những ai không theo hoặc chống chúng.

Chúng ta nghe tiếp nhân chứng sống kể lại tội ác của một nhân vật điển hình trong số bọn này:

“Tôi xin kể với chị Nam Dao nghe là đến ngày mồng 2 Tết, mở mắt ra thì thấy VC đi vòng vòng. Người đầu tiên tôi thấy là ông thầy tôi, ông Tôn Thất Dương Tiềm. Ông dạy môn Việt văn cho lớp đệ tam chúng tôi, mà bây giờ gọi là lớp 10. Tôi đang học lớp đệ tam thì khi đó ông dạy tôi Việt văn. Thầy dạy tôi thế nào là thương đồng bào, yêu tổ quốc, yêu quê hương. Ông Tiềm là người mở cho tôi con đường thấy rõ được bổn phận của thanh niên là phải làm gì cho quê hương. Nhưng quý vị biết không, trời đất ơi, chính ông Tiềm lại là người dạy cho tôi thế nào là tàn ác của VC! Ông Tiềm là người vác súng K54, dưới thì ông mặc quần xanh xanh của cán bộ chính quy, trên thì ông mặc áo màu trắng, áo sơ mi.

Tôi thấy ông Tiềm lúc đó đang chỉ huy những người cũng mặc áo trắng, mặc quần bộ đội, tức là cán bộ, đeo súng K54 làm làm gì đó, nói sầm nói sì gì đó, sau đó mấy người đó mới chỉ trỏ cho mấy người mặc bộ đồ đen, tức là mấy thằng du kích VC. Trong đám đó tôi còn thấy anh Hoàng Văn Giàu nữa. Anh Hoàng Văn Giàu là một sinh viên học ở Huế.

Tôi phải sống mà chứng kiến những sự tàn sát theo lệnh của thầy Tôn Thất Dương Tiềm tại thành phố Huế, tại ngã tư Nguyễn Thành và Mai Thúc Loan tại khu thượng thành đó.

Sáng ngày mồng 2 Tết khi VC xuất hiện, nó bắt đầu xách ra... nó bắt ở đâu không biết, nó bắt ra được 5 người, nó trói tay sau lưng, một số còn mặc áo quần ngủ, một số mặc áo quần bình thường, mặc áo pijama, bộ đồ ngủ - đang ngủ ở nhà nó xách ra. Đến trưa trưa 11, 12 giờ ngày mồng 2 Tết, tôi thấy mấy thằng du kích nó dắt ra, dắt ra. Có mấy thằng loong toong VC nằm vùng cỡ như Hoàng Văn Giàu chạy theo đít, chạy theo, chạy theo, ra tới ngay chỗ cửa Đông Ba. Người ta trói cả rồi, bắt đầu đứng sắp hàng, xoay lưng vô thượng thành - thành cao lắm. Tôi thấy ông Tiềm sắp đủ 5 người, sắp lần lần 1, 2 ,3 ,4, bắt đầu 5 người. Tôi thấy đông, chạy tới tôi coi. Tôi cũng núp núp mà tôi coi. Tôi thấy ông Tiềm ra lệnh cho thằng cán bộ VC nói tiếng Bắc. Thằng đó mới ra lệnh cho thằng VC mặc bộ đồ quần đùi đen, bắt đầu giương súng bắn.

Trong đó tôi thấy có ông Quế ở tại đường Nguyễn Thành. Ông này hồi trước làm cảnh sát gì đó, bây giờ đã già rồi....”

40 năm, sau ngày bàn tay đẫm máu đồng bào Huế, những tên này không biết có hối hận ăn năn về tội ác của mình hay không, nhưng chúng luôn chối bai bải về tội ác của mình. Đứa nào cũng nói với tác giả “Giải khăn sô cho Huế” bà Nhã Ca rằng “chúng tôi chớ hề biết về các vụ thảm sát này và chúng tôi rất đau buồn”.

Hãy nghe tác giả “Giải khăn sô cho Huế” kể lại:

...Về “những nhân vật thật”, nêu đích danh chỉ có anh Lê Văn Hảo, thị trưởng Huế Mậu Thân do phía quân giải phóng cử ra. Anh Hảo nay đã tị nạn cộng sản tại Pháp, đã chính thức lên án việc quân giải phóng tàn sát dân Huế hồi Tết Mậu Thân. Nhân vật thứ hai trong sách mang tên Phủ là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên Tổng Thư Ký Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế thời Tết Mậu Thân. Ðây là chức vụ “phụ trách công việc chính trị” có nghĩa là “xếp” của cả chức thị trưởng. Năm 1997, anh Tường đã đến Paris, lên tiếng trên đài RFI, nói về - xin trích nguyên văn: “nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Ðó là một sai lầm không thể nào biện bác được...” Anh cũng đã công khai “gửi lời cám ơn sự khách quan của chị Nhã Ca dành cho tôi” và nói nguyên văn rằng “Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng.” Văn bản lời anh Tường trả lời cuộc phỏng vấn của chị Thụy Khuê đài RFI hiện còn lưu trên internet, ai cũng có thể đọc được. Nhân vật thứ ba trong sách có tên là Ðắc, theo lời kể mà tai tôi nghe, liên quan tới cái chết đau thương của người bạn tên là Mậu Tý. Nhà báo Nguyễn Ðắc Xuân, một phụ tá của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, có viết bài phản bác, nói là anh không hề liên quan.

Cả ba nhân vật kể trên, đều đã có lòng đích thân đến gặp tôi trước ngày chúng tôi rời Saigon sang Thụy Ðiển.” .

Thủ phạm của vụ thảm sát là ai? Ai chịu trách nhiệm?

Đã 40 năm qua, đã 40 lần Việt cộng tổ chức ăn mừng, ca hát trên xác chết của hơn 6000 nạn nhân ở ở Huế, nhưng bọn chúng vẫn không hề nhận tội của mình đã ra lệnh tàn sát người dân Huế vô tội. Vậy ai là sẽ là kẻ chịu trách nhiệm về những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế trong tết Mậu Thân?

Đa số dư luận ở Huế đều nói rằng chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, là đám sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này có những tên được đồng bào chỉ đích danh nhiều lần gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê văn Hảo, Tôn thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Nguyễn văn Đóa...

Cả ông Lê văn Hảo từng là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Cách Mạng Thừa Thiên vào thời ấy, bây giờ cũng chối tội:“Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin(!) trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động... Sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”

“Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng sản mà thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”

Thực ra cái bọn trí thức chồn lùi như Hảo, Tường, Phan, Xuân, Tiềm, Đóa... chỉ là bọn cò mồi ăn theo, nói leo, vượt thoát lên mật khu đã trở về thực hiện một số vụ hành quyết, chôn sống bạn bè để trả thù cá nhân còn thì làm công việc chỉ điểm để cho bọn Bắc Việt bắt bớ.

Theo ông Bùi Tín, cựu đại tá CS, đang tị nạn Cộng sản tại Pháp, “giữ một thái độ công bằng, nói có bằng chứng, không biết không nói, không yêu nên tốt, ghét nên xấu” theo cách nói của ông:

“ Riêng Mậu Thân, tôi biết Tổng Cục Chiến tranh Chính trị có in một chỉ thị - truyền đơn 10 điều kỷ luật chiến trường, đại để là: phục tùng mệnh lệnh, vào vùng giải phóng không quấy nhiễu dân, không lấy cây kim sợi chỉ của dân, làm dân vận, kẻ địch bỏ súng không được tự động giết ... Khi Thủy quân lục chiến cùng VNCH phản công, bộ đội được lệnh rút lên núi phía Tây Huế, cũng có lệnh giải theo tù binh lên núi, nhưng không được để tù binh thoát, lộ bí mật quân sự, chính đại tá Lê Minh, tư lệnh thành Huế ra Hà Nội kể cho tôi nghe chuyện này và cho biết các đại đội và tiểu đoàn đều có thủ tiêu tù bình. Tướng Trần văn Quang tư lệnh quân khu Trị Thiên-Huế chỉ bị “phê bình” khi chuyện tàn sát “hàng ngàn” tù binh đã xảy ra.

Hơn nữa, các đơn vị trừ gian của ngành an ninh, công an, bảo vệ quân đội đi theo các mũi tiến quân mới là những đơn vị trực tiếp tàn sát nhiều tù binh, họ dựa vào bọn cơ hội - học sinh, sinh viên nằm vùng làm chỉ điểm, tâng bốc là giác ngộ, yêu nước, cách mạng, bọn này lộng hành để cố chứng minh lòng “hăng hái cách mạng” và có khi trả thù cá nhân. Họ tàn sát, gây không khí khủng bố để hăm dọa toàn dân. Tôi cũng nói rõ đảng cộng sản hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi cuộc tàn sát trong chiến tranh, vì họ đã giáo dục căm thù kiểu nhồi sọ có hệ thống, tự nhận là có cả một nền khoa học giáo dục về căm thù giai cấp, coi quân lực miền Nam là kẻ thù không đội trời chung..”

Đã 40 năm qua, mỗi lần Tết đến, người miền Nam dù trong hay ngoài nước, nhất là người dân Huế, không ai là không đau lòng nhớ lại cái Tết Mậu Thân kinh hoàng đẫm máu. Chỉ riêng những con người cộng sản có máu lạnh mới thản nhiên tổ chức ăn mừng, nhảy múa, “hát trên những xác người”.

Thử hỏi một người còn có chút lương tri và nhân tính liệu có thể nào trở lại Bãi Dâu để mà vỗ tay ca hát, ăn mừng chiến thắng như có người đã từng: “Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em, xác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng, xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa, trong giáo đường, trền thềm nhà. Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh. Bên xác người già yếu có xác còn ngây thơ...”

Đó là xác của những tên “phản cách mạng” “thành phần ác ôn có nợ máu với nhân dân” như lời phát biểu của tên đao phủ thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan đã chủ trương giết lầm hơn bỏ sót đó ư?

Sau Tết Mậu Thân, với thảm trạng nhiều ngàn người dân vô tội ở Huế bị Cộng sản trói tay từng chùm với nhau đem chôn sống tập thể hoặc dùng đánh cuốc vào đầu nạn nhân vỡ sọ chết hàng loạt rồi vùi lấp trong các hố để trả thù, người ta càng rùng mình ghê rợn nhận rõ chân tướng loài Cộng sản là một loại ác thú có hình dáng giống người, nhưng không có tim, lại có máu lạnh, thích giết hại và ăn thịt đồng loại.

Riêng kiểu giết người bằng cách dùng cuốc đập đầu là phương pháp độc nhất vô nhị dã man của Cộng sản đã được tên Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn dùng để giết cô Nông thị Xuân, người vợ hờ của “Bác Hồ muôn vàn kính yêu” để phi tang vụ Bác làm cho cô có con. Phương pháp này truyền cho bọn MTGPMN, một thời, dùng để lùng giết, thủ tiêu viên chức Xã Ấp VNCH ở các vùng nông thôn hẻo lánh, hoặc dùng để khủng bố dân chúng không tiếp tế cho chúng.

Tết Mậu Thân, Việt Cộng lại áp dụng đại trà giết dân lành tại Huế. Và bọn Khờ Me đỏ Pol Pot cũng áp dụng kiểu này ở Cămpuchia để giết hại hàng triệu dân mình. Cộng sản thì ở đâu cũng ác độc giống nhau.

Mỗi độ tết về, dù nhà cầm quyền Cộng sản cố tình tổ chức rình rang, “hoành tráng” cách mấy chăng nữa để gọi là ăn mừng chiến thắng Tết Mậu cũng vẫn không cách gì che đậy được tội ác của mình với toàn thể nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung.

Năm 1975, khi mới tiến vào miền Nam, nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc lập tức bị Cộng sản đập phá tan hoang để hòng bôi xóa vết tích tội ác của mình, cũng đủ nói lên cái “đạo đức cách mạng” mà hiện nay nhà nước ta đang phát động học tập. Oan khiên và thảm thay cho người chết hai lần.

Đào Hiếu, một sinh viên miền Nam đã từng một thời với Huỳnh tấn Mẫm, Nguyễn tấn Tài, Cao thị Quế Dương, Võ thị Thắng v.v...... nhẹ dạ, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã sớm sáng mắt sáng lòng, nhận ra mặt thật của đảng CS, đã tố cáo sự man rợ tàn ác của Cộng sản trong nhiều tác phẩm của mình.

Trong cuốn tự truyện mới nhất, 2008, nhan đề “Lạc đường”, Đào Hiếu đã vạch rõ:“ Hóa ra thiện hay ác, văn minh hay man rợ không phải do dân tộc mà là do chính quyền. Chính quyền man rợ sẽ đẩy dân tộc mình vào man rợ”.

Đào Hiếu muốn nói cái chính quyền man rợ nào ở đây?

Nguyễn Thanh Ty

Saturday, April 25, 2015

OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

 

Khoảng đầu thập niên 1970, trong giáo xứ Xuân Hiệp thuộc tỉnh Long Khánh, hầu như ai cũng biết anh Lê Cảnh Bộ. Anh là người hiền lành, chất phác, tính tình dễ thương và có khuyết tật chân đi khập khiễng.

Vì nhà nghèo, nên sau khi học hết lớp 12, anh phải đi làm. Khi đến Xuân Hiệp định cư, anh may mắn, được tuyển chọn làm giáo viên, dạy ở trường tiểu học tư thục của xứ đạo này. Chắc hẳn, nhiều phụ huynh học sinh trường tiểu học Xuân Hiệp còn nhớ, anh Bộ lập gia đình với chị Lan, cô giáo viên xinh đẹp, cùng nghề dạy học với anh.

Phần tôi, khi nhắc đến chuyện cũ, ngoài nỗi đau thương, tôi không thể nào quên được kỷ niệm êm đềm hôm anh Bộ đến nhà, ngỏ ý xin bố tôi làm cha đỡ đầu khi anh theo đạo Công Giáo. Nhất là hình ảnh dễ thương của hai cháu bé Bình và Ban, con của anh Bộ và chị Lan.

Nhờ có liên hệ gia đình thân mật, nên tôi biết rõ chuyện oan khiên và vô cùng đau thương của anh Bộ sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam — đúng như thi sĩ Khuyết Danh đã viết:

Hạnh phúc, miền mơ, nhân phẩm, luân thường

Đảng đến là tan nát tất cả!

Nhớ lại thời xa xưa. Vào khoảng đầu năm 1969, sau khi bố tôi được giải ngũ, ông mang gia đình đến Long Khánh định cư. Nhưng vài năm sau, nhờ có chút ít vốn liếng, bố tôi mua đất ở Xuân Hiệp, lập xưởng cưa cây, cung cấp vật liệu xây cất nhà cửa.

Thật ra, Xuân Hiệp là 'vùng đất mới' do chương trình 'khai hoang lập ấp' của chính phủ VNCH — mở rộng việc cấp phát ruộng đất cho dân nghèo, đặc biệt là dân miền Trung chạy giặc vào đó định cư, sau trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

'Vùng đất mới' này có 4 ấp, thường gọi là Ấp 1, 2, 3 và Ấp 4, nằm sát bên Quốc Lộ 1, đoạn đường từ ngã ba Dầu Dây đi ra thị xã Phan Thiết.

Thời đó, dân cư ở đây đều có cuộc sống, tương đối tạm ổn. Nhưng không ngờ, Tháng Tư Đen 1975 ập đến quá nhanh. Nhiều người ở Xuân Hiệp, tìm đủ mọi cách đi lánh nạn Việt Cộng. Nhiều người khác, có lẽ vì bản chất hiền lành, chấc phác, hoặc là chưa có kinh nghiệm với VC, nên lầm tưởng cho rằng, không có điều gì phải lo sợ khi VC cầm quyền!

Như anh Bộ chẳng hạn. Anh chủ quan, nghĩ mình chỉ là giáo viên tiểu học của giáo xứ nghèo, nhất là không hề tham gia bất cứ việc gì của chính phủ VNCH thì có gì mà phải sợ hãi? Vả lại, anh bị khuyết tật bẩm sinh, chân cao chân thấp. Khi nhìn thấy vẻ mặt hiền lành, chân đi khập khiễng, không ai nỡ lòng hại anh.

Còn bố tôi, sau ngày miền Nam thất thủ thì tự an ủi cho rằng, ông đã già yếu và giải ngũ từ lâu thì không có gì mà phải e ngại!

Đồng thời, dư luận hồi đó bàn tán xôn xao về chuyện 'hoà hợp hòa giải' — ghi trong hiệp định Ba-Lê 1973 mà VC đã ký kết. Nên gia đình tôi cùng hàng triệu người khác tin tưởng, không có ai bị VC trả thù.

Thế nhưng, sự việc xẩy ra sau Tháng Tư Đen 1975 hoàn toàn trái ngược: Hàng trăm ngàn Quân Nhân, Công Chức và Cảnh Sát VNCH bị VC đầy đọa dã man trong ngục tù 'cải tạo', trong khi dân chúng bị xô đẩy vào thảm cảnh lầm than, nghèo khổ, ngày đêm lo sợ công an hạch hỏi. Ách cai trị Mác-Lênin sắt máu hơn ách cai trị thời Pháp thuộc bội phần.

Chứng cớ rõ ràng nhất là thời Pháp thuộc, mặc dù thực dân thâm độc, nhưng dân Việt vẫn được mua bán thực phẩm tự do, không hề có quỷ kế 'cai trị bằng bao tử' qua 'sổ hộ khẩu' như thời VC.

Hơn nữa, việc sử dụng bạo lực thời xưa qua hệ thống công an chìm và nổi, không thấm vào đâu so với thời VC. Hầu như ai cũng biết, hiện thời "Công An Nhân Dân" nắm quyền sinh sát 'nhân dân' trong tay. Nên bọn chúng coi mạng sống 'nhân dân' rẻ như bèo. Chuyện công an VC đánh đập, bắt bớ, tống giam, tra tấn, thủ tiêu, hối mại quyền thế, giết người vô tội v.v. đều là chuyện 'bình thường' trong thời XHCN.

Gần gũi nhất là gia đình tôi cùng dân cư ở Xuân Hiệp, ngày đêm bị bọn 'công an nhân dân' hăm dọa, khủng bố tinh thần, hạch hỏi đủ điều. Sau khi VC 'đánh tư sản' thì gia đình tôi trắng tay. Tài sản bị chúng cướp hết, chỉ còn vài rẫy đất để trồng trọt mà sống qua ngày.

Quý vị cao niên từng sống ở Xuân Hiệp, chắc hẳn còn nhớ khu vực này đặt dưới quyền cai trị của bọn công an từ miền Bắc vào, nói giọng Nghệ An, tên đầu xỏ là Trần Đắc.

Bọn này nắm quyền sinh sát dân cư trong tay. Suốt ngày đêm, chúng rình mò, hạch hỏi tất cả các sinh hoạt của từng người. Hễ ai bị tình nghi, hoặc bị chúng ghét thì thể nào cũng có ngày khốn đốn. Thông thường là bị chúng bắt giam, tra tấn, hoặc thủ tiêu.

Tuy nhiên, câu chuyện về anh Bộ xẩy ra - trước lễ Giáng Sinh năm 1975 khoảng vài tuần lễ – làm nhiều người ngỡ ngàng: Anh là người hiền lành như “thóc với khoai” mà cũng bị bọn ác ôn buộc tội là “phản động, cần đi học tập cải tạo”.

Tôi còn nhớ mấy ngày đầu, sau khi anh Bộ bị bắt thì cả Ấp 1 hoang mang. Người nói thế này thế khác. Trong khi đó, bố tôi buồn bực, thở vắn thở dài. Mấy hôm sau, ông mới nói nhỏ cho gia đình biết, anh Bộ bị bắt chỉ vì chị Lan.

Mặc dù đã có hai con với anh Bộ, nhưng chị Lan vẫn còn trẻ đẹp. Vì có nhan sắc, nên chị lọt vào đôi mắt cú vọ của “thằng khốn kiếp”. Đó là biệt danh mà dân cư Ấp 1 thường dùng khi nói chuyện với nhau về Trần Đắc –kẻ tàn ác nhứt khu vực Xuân Hiệp.

Đúng là như vậy. Ngay sau khi anh Bộ đi tù thì Trần Đắc đến nhà chị Lan thường xuyên. Khi thì gã hạch hỏi. Khi thì gã dụ dỗ hoặc dọa nạt chị Lan. Nhiều lần chị Lan sang nhà tôi sụt sùi khóc, rồi than thở hết chuyện này đến chuyện kia. Nhưng trong chế độ VC, ai cũng sợ hãi, không giúp chị được điều gì ngoài mấy lời an ủi.

Thế rổi, khoảng 5, 7 ngày sau, tên Trần Đắc trâng tráo, dọn đến ở trong nhà chị Lan. Đây là căn nhà rất khang trang trong xóm. Ngay khi biết chuyện này, cả nhà tôi cảm thấy buồn bực, rồi phẫn uất. Nhất là bố tôi. Phần vì thương anh Bộ và chị Lan. Phần vì căn nhà này, được tạo dựng là do tiền bạc và công sức của ông khi nhận làm cha đỡ đầu cho anh Bộ.

Từ đó, chị Lan có ý xấu hổ. Nên chị lẩn tránh họ hàng, nhất là bố mẹ tôi. Chắc là chị bị kẻ vô luân “hủ hóa”? Tình cờ gặp ai ở nhà thờ, chị tỏ vẻ thẹn thùng. Đôi mắt chị u sầu như đang ngấn lệ. Gia đình tôi và họ hàng đều thương cảm.

Thật sự, chị Lan chỉ là nạn nhân, không có gì đáng trách. Chuyện ghê tởm, can tội ác phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, chính là tên Trần Đắc và đồng bọn công an “ác ôn côn đồ” trong khu vực.

Đây là bằng cớ cụ thể lần thử 1001 cho thấy, sau khi chiếm trọn miền Nam năm 1975, bọn chóp bu VC đã ngấm ngầm 'bật đèn xanh' cho thực hiện quỷ kế 'Hoa Hồng Đỏ' — Vừa để trả thù 'Ngụy Quân, Ngụy Quyền, Ngụy Dân', vừa để 'thưởng công chiến thắng' cho 'bộ đội', công an và 'cán bộ' hành chánh:

Hễ thấy gia đình nào ở miền Nam có thiếu nữ trẻ đẹp thì bọn chúng sử dụng mọi cách để dụ dỗ, lường gạt, hoặc dọa nạt. Dã tâm là chiếm đoạt, hay hủ hoá các cô gái độc thân. Nhất là phá hoại gia đình các thiếu phụ trẻ, có chồng trong ngục tù ‘cải tạo'.

Khi kể lại chuyện này, tôi không quên được thảm cảnh của hai cháu bé Bình và Ban. Trong khi cha đi tù thì mẹ bị tên Trần Đắc ‘hủ hoá‘. Hai cháu sống trong căn nhà, do ông cha dựng lên mà bị bạc đãi thảm thương. Vì bữa no bữa đói, nên hai cháu gầy gò, mặt xanh như lá cây, thường hay sang nhà tôi đòi ăn. Trong xóm thì ai cũng biết, chị Lan bất lực khi hai cháu bị tên Trần Đắc mắng chửi, dọa nạt và nhiều lần phạt không cho ăn. Cuối cùng, chúng bỏ học sang ở bên nhà tôi ‘tỵ nạn‘.

Trong thời gian này, chị Lan còn bị tên Trần Đắc cấm, không cho đi 'thăm nuôi' anh Bộ. Vì vậy, chị mới lén lút, nhờ thân nhân gởi quà cho anh ấy. Không may, chỉ được vài lần thì bại lộ. Nên chị bị tên Trần Đắc hành hung và hăm dọa, nếu tái phạm thì sẽ phải ‘đi học tập cải tạo’.

Chuyện bất hạnh trong gia đình tôi không ngưng ở đó. Phần kế tiếp diễn ra còn bi thảm hơn trước nhiều lần. Giữa đêm khuya, bọn công an VC đến gõ cửa, xông vào nhà bắt bố tôi và hai người anh. Cả nhà tôi hoảng hốt, gào khóc thảm thương.

Thế là gia đình tôi tan nát thêm lần nữa. Hai cháu bé, chưa hết nhớ cha, lại thêm nhớ ông nội. Ngày nào chúng cũng thay phiên nhau hỏi:

"Khi nào ba cháu về"? "Khi nào ông nội về"?

Buồn thê thảm nhất là mẹ tôi. Lúc nào bà cũng lo sợ cho tính mạng của chồng con, không biết VC đầy đoạ ở đâu và đến khi nào, chúng mới thả về.

Khoảng nửa năm Sau, mẹ tôi phải làm ’thủ tục đầu tiên', có nghĩa là 'thủ tục tiền đâu', hối lộ cho công an thì bọn chúng cấp giấy phép và cho biết thân nhân mình ở trại tù nào để đi ’thăm nuôi’.

Không lâu sau, ngoài chuyện mừng mừng tủi tủi — khi đến thăm thân nhân nơi ngục tù 'cải tạo’ – bản thân tôi cũng gia đình, liên tiếp sa vào đại họa, kể cả mấy lần tang gia bối rối. Tôi xin miễn tiến sâu vào chi tiết của những chuyện đau thương này, vì e ngại là 'tràng giang đại hải' và 'lạc đề'. Nên tôi chỉ cô đọng trong câu chuyện về anh Bộ mà thôi.

Thật là tội nghiệp cho anh ấy. Chỉ vì có cô vợ trẻ đẹp và căn nhà khang trang mà bị đầy đọa trong trại ngục tù Bù Gia Mập, tỉnh Phước Long, suốt 4 năm trời.

Khi trở về nhà, vóc dáng anh Bộ, tương tự như bố tôi – được thả trước anh vài tháng: Cả hai người đều đen thui, đôi mắt trũng sâu, gầy yếu đến nỗi chỉ còn da bọc xương.

Tuy nhiên, thương tâm nhất vẫn là anh Bộ. Tôi nhớ mãi hình ảnh anh lúc đến nhà tôi: Anh vừa đi khập khiễng, vừa đưa tay lên lau nước mắt. Khi gặp bố tôi và hai cháu bé, anh khóc nức nở.

Sau đó, anh vừa sụt sùi, vừa kể lại chuyện tàn nhẫn vừa mới xẩy ra. Cả nhà tôi chăm chú lắng nghe, trong lòng xót thương khôn tả.

Từ ngục tù 'cải tạo' trở về, anh Bộ vừa nhìn thấy mái nhà xưa thì mừng mừng tủi tủi, vội vàng bước vào tổ ấm để gặp lại vợ con. Nhưng hỡi ơi! Sự thật phũ phàng, không ngờ hiện rõ trước mắt anh: Tên Trần Đắc đang 'thân mật' ngồi ôm chị Lan, nghe radio trong phòng khách. Vừa nhìn thấy anh Bộ, hắn hùng hổ đứng lên, quát mắng:

“Ai cho mày vào đây? Thằng què ... thằng phản động này... tại sao không gõ cữa” ?

Dứt lời, hắn lại còn vênh mặt hống hách, đuổi anh Bộ ra khỏi nhà và cấm không cho anh bén mảng đến đó nữa! Chuyện này làm cả nhà tôi vừa uất hận, vừa đau lòng. Bố tôi nắm tay anh Bộ an ủi liên tục. Cuối cùng, ông bảo:

"Thôi thì...con ở đây với bố mẹ... Đói no gì, cứ ở đây, phụ làm rẫy mà nuôi hai đứa nhỏ, giả đui giả điếc mà sống... ".

Thú thật, khi kể lại câu chuyện oan khiên của anh Bộ đến đây, tôi vẫn còn cảm thấy thương tâm, nên vừa viểt vừa lau nước mắt. Tôi còn nhớ, sáng hôm sau ngày trở về, anh Bộ lại phải đến văn phòng công an 'làm việc'. Mặc dù anh có 'Giấy Ra Trại', nhưng anh vẫn là người tù 'cải tạo' – vì bị giam lỏng trong tình trạng 'quản chế ' 12 tháng.

Là người dân quê hiền lành, chất phác, anh Bộ âm thầm chịu đựng. Đêm thì khóc thầm. Ngày thì im lặng. Anh nương náu bên cạnh bố tôi, đi vào khu rẫy cũng với hai cháu bé, cuốc đất trồng bắp, trồng đậu.

Thế nhưng, ‘họa vô đơn chí'. Một hôm, Sau khi anh Bộ đi làm ở ngoài rẫy, đến chiều tối không thấy anh về thì cả nhà mong chờ. Hôm ấy bố tôi làm ở khu rẫy khác. Sau khi về nhà thì ông lầm tưởng là anh Bộ ngủ đêm ở rẫy để canh chừng, sợ kẻ trộm đến bẻ bắp, đào đậu. Vì dạo ấy, dân cư Ấp 1 thường rủ nhau cất chòi bên cạnh rẫy và ngủ lại trong đó để canh chừng mỗi khi hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch.

Sáng hôm Sau, ra ngoài rẫy tìm kiếm, bố tôi không thấy anh Bộ đâu. Ông hoảng sợ, đi từ nơi này đển nơi khác hỏi thăm những người làm rẫy nhưng không ai thấy anh Bộ ở nơi nào. Bố tôi vội vàng vể nhà báo tin, khiến cả gia đình lo sợ. Hai cháu bé gào khóc, rồi ngây thơ hỏi:

"Ông nội ơi... ba cháu đi đâu rồi. Sao không...thấy ba cháu về"?

Nghe tiếng trẻ thơ gào khóc, bố tôi càng thêm đau lòng. Cả đêm hôm ấy ông thao thức, không sao ngủ được. Đến sáng hôm Sau, hai cháu lại khóc. Bố tôi bí thế, buộc lòng phải nói dối chúng để cho yên chuyện:

"Ba cháu về Sài Gòn, xin dạy học vì làm rẫy cực quá. Ba cháu yếu đuối, không làm nổi ".’

Nhờ vậy, hai cháu bé ngưng khóc. Nhưng rồi, chiều nào chúng cũng hỏi:

"Chừng nào ba cháu về|

Khoảng hơn tuần lễ trôi qua. Bố tôi tiếp tục, đi thăm hỏi khắp xóm Xuân Hiệp, kể cả chuyện đến phòng công an báo cáo, nhưng chuyện về anh Bộ vẫn “biệt vô âm tín”

Khoảng chừng mươi ngày sau, giữa đêm cháu Bình đang ngủ thì vùng dậy, rồi chạy qua, leo lên giường bố tôi. Nó nằm cạnh bên ông, rồi nói:

"Ông ơi, cháu nằm mơ, cháu gặp ba cháu".

Bố tôi nghĩ rằng, cậu bé nhớ ba nó quá độ, nên nằm mơ. Ông an ủi:

"Cháu nằm mơ vậy là ba sắp về rổi đó”.

Cậu bé yên tâm, rổi về giường nó ngủ tiếp. Đêm hôm sau, nó lại chạy qua giường, gọi bố tôi dậy, rồi nói:

"Ông ơi, cháu lại mơ thấy ba cháu nữa, nhưng mà mặt ba cháu ghê lắm, toàn máu không hà"!...

Bố tôi sợ hãi, ngổi dậy. Ông cho rằng, đó là chuyện báo mộng, xuất phát tâm linh cho thấy chuyện bất hạnh. Ông xót xa, ôm cháu bé trong vòng tay, rồi nghĩ ngợi miên man. Đển sáng hôm sau, Ông nói với nó rằng:

"Tối nay trước khi ngủ, cháu cầu nguyện rằng, ba ơi, ba đang ở đâu, ba cho con biết để con với ông nội đi tìm ba..."

Trước khi lên giường ngủ, cháu Bình làm theo với lời cầu khẩn.

Ngày hôm sau, cháu Ban ở nhà với mẹ tôi. Còn cháu Bình đi theo bố tôi lên rẫy phụ nhổ cỏ. Đến khi chiều tàn, hai Ông cháu bẻ bắp đem về để luộc cho că nhà ăn. Hồi đó, cả nhà tôi, ngày ăn hai bữa, chỉ có bắp, hay đậu phụng, khoai lang, hoặc khoai mì, họa may mới có bữa cơm trộn lẫn với bo bo.

Năm ấy, cháu Bình chưa tới 10 tuổi, nhưng phải làm lụng vất vả. Nhờ tính tình giống anh Bộ, cậu bé biết chịu đựng khổ cực và nhanh nhẹn hết sức. Thường ngày, hai tay nó xách hai giỏ bắp, mỗi bên chừng 10 trái mà đi thoăn thoắt.

Chiều hôm ấy, trên đường về nhà, cháu Bình theo bố tôi, đi qua cây Bằng Lăng - mốc ranh giới giữa hai phần đất khác nhau – khoảng mươi bước. Bỗng dưng nó vấp ngã thì gọi bố tôi:

"Ông nội ơi..... cháu té.

Bố tôi đang vác cuốc đi trước, nghe thấy tiếng gọi thì quay lại rầy la nó:

"Thủng thẳng mà đi, chạy chi rồi vấp té".

Cậu bé không cãi lại mà vội vàng, cúi xuống lượm mấy trái bắp cho vào giỏ rồi đi tiếp. Ngày hôm sau, cũng ngay chỗ ấy. Thêm lần nữa, nó không vấp vào cái gì, nhưng không hiểu sao lại bị té, bắp trong giỏ đổ tung, ngay chỗ cũ hôm qua. Nó lại gọi:

"Ông ơi.... chờ cháu với.

Bố tôi quay lại mắng cậu bé:

"Bộ con mắt cháu để sau ót hay sao? "

Lần này cậu bé cũng không nói gì. Như lần trước, nó lượm bắp cho vô giỏ rồi tiếp tục đi. Còn bố tôi thì bắt đầu hoài nghi. Nên sang ngày thứ ba, vào lúc xế chiều, trong khi bẻ bắp thì bố tôi nói với cháu bé:

"Hôm nay ông xách phụ cháu xem cháu còn té nữa không nghe?".

Cháu Bình cười, nhìn ông nội:

"Chắc cháu không té nữa đâu".

Nói xong, cậu bé cùng với bố tôi, dồn tất cả bắp vào cái giỏ lớn để mỗi người xách một bên, mang về nhà. Riêng bố tôi thì có thêm cái cuốc, vác trên vai.

Thật lạ lùng, không hề có khúc cây nào. Không hề có cục đá nào. Không hể có chướng ngại vật nào trên đường mà cậu bé bỗng dưng lại vấp ngã. Không những thế, nó ngã xuổng đúng chỗ cũ. Vì lần thứ ba, nên nó bực bội và tỏ ý thắc mắc, không hiểu tại sao cứ ngã ngay đúng chỗ này? Mặc dù e ngại bố tôi quở mắng, nhưng lúc ấy nó khóc rống lên, rồi hỏi bố tôi:

".... Ông ơi ông!...Sao cháu... ngã ở đây hoài vậy"?

Tự dưng bố tôi cảm thẩy rợn tóc gáy. Trong lúc ông quay lại, đỡ nó đứng lên thì cả người ông nổi da gà khi nhớ đến điềm báo mộng của cháu Bình hôm trước.

Thật ra, điềm báo mộng thuộc lãnh vực tâm Iinh, hiển nhiên là huyền bí, nên có người tin, có người không. Nhưng khi kể lại câu chuyện thật về nỗi oan khiên của anh Bộ, lương tri bắt buộc tôi phải tôn trọng, thuật lại những sự kiện xẩy ra mà tôi được biết

Vì bố tôi tin tưởng vào điềm báo mộng, nên ngay đêm hôm đó, sau khi hai cháu bé lên giường ngủ, ông đển gặp mấy ngưõi bạn thân trong xóm. Sau khi ông trình bày đầu đuôi câu chuyện huyền bí kể trên thì ai cũng đoán là anh Bộ bị bọn ác ôn giết, rồi chôn vùi đâu đó. Giả thuyết này làm bố tôi rùng mình nhớ đến thảm cảnh oan khiên thật sự của hàng ngàn lương dân đã bị VC bắn chểt tại chỗ, hay bắt đem đi chôn sống ở nhiều nơi trong thành phố Huế hồi Tết Mậu Thân 1968.

Thế rồi, đợi qua nửa đêm khuya, trong khi mọi người đã ngủ say, bố tôi cùng mấy người bạn trong xóm, âm thầm mang cuốc, xẻng, đi ra rẫy trồng bấp. Dưới ánh trăng sáng, khi đi đến cây Bằng Lăng thì mỗi người một chỗ, bới đất lên tìm kiểm xem có vểt tích, hay vật liệu nào khả nghi không?

Một lúc lâu sau, bỗng dưng có tiểng kêu lớn làm bố tôi giật mình.

"Ông ơi!.... Này các ông ơi.... lại đây xem".

Bố tôi hấp tấp chạy lại phía rẫy bên kia cây Bằng Lăng. Đây là nơi tình nghi vì có nhiều vết đất mới. Thể là cả toán xúm lại, người dùng xẻng đào, người dùng cuốc bới đất lên. Lớp đất khá dầy nên gần nửa tiếng sau mới nhìn thấy bao ni-lông.

Đúng là xác anh Bộ rồi! Xác anh nằm sấp, quấn trong bọc rất lớn.

Khi mở bọc ra để 'nhận diện' thì ai cũng cảm thấy rùng rợn: Anh Bộ bị đập bể sọ. Nểu không phải là bọn ác ôn Trần Đắc thì ai giết, rồi chôn vùi xác anh Bộ ở đây?

Bất chẩp mùi hôi thối xông lên nồng nặc, mấy ông hàng xóm nhân từ, tiếp tục giúp bố tôi mang xác anh Bộ về nhà. Tiếp theo, họ nhanh nhẹn, phụ bố tôi tẩy uế, rồi tẩm xác anh Bộ. Mọi việc đều thầm kín. Đợi đến sáng hôm sau, bố tôi mới lên phường xã, xin phép chôn cất tử thi.

Chắc chắn, bọn cán bộ VC trong phường xã Xuân Hiệp, nhất là đội ngũ công an, thừa biểt chuyện anh Bộ bị giết từ nhiều hôm trưởc. Nên chúng nhanh nhẹn, cấp giấy phép mà không hề thắc mắc, hỏi han hay kiểm chứng điều gì!

Hôm mai táng, cả nhà tôi sụt sùi khóc. Nhất là lúc tiễn đưa anh Bộ ra nghĩa địa, hai cháu bé Bình và Ban kêu gào thảm thương. Tôi không cầm lòng được, nên khóc theo khi hạ huyệt. Đó là lúc chiểu ngày 2-11-1979.

Sau ngày an táng anh Bộ, khoảng vài ba tuần thì đển lượt chị Lan bị Trần Đắc đuổi ra khỏi nhà. Lẽ dễ hiểu là gã đã thỏa mãn thú tính với chị ấy suốt 4 năm rồi. Hơn nữa, sau khi hoàn tất việc cướp đoạt căn nhà rất khang trang của anh Bộ và chị Lan thì hắn muốn mang vợ con từ Nghệ An đến ở. Chuyện này thì cả Ấp 1, giáo xứ Xuân Hiệp, đều là chứng nhân. Chắc hẳn nhiều vị lão thãnh ở đó vẫn còn nhớ.

Ngay sau khi bị đuổi, chị Lan đến gặp bố mẹ tôi. Chị khóc sướt mướt rồi ngỏ lời, xin mang hai cháu bé về Phan Thiểt để nương náu bên bố mẹ ruột của chị ấy.

Mặc dù chị là nạn nhân đáng thương, không có gì đáng trách. Nhưng không hiểu vì sợ hãi bọn công an ác ôn hăm dọa? Hoặc vì đau thương quá nỗi? Hay vì lý do nào khác mà hôm ấy, chị không hề đề cập đến chuyện của anh Bộ - người chồng của chị đã chết cay đắng ở Xuân Hiệp? Dù sao, bố mẹ tôi vẫn e ngại chị chạnh lòng, nên không nói điều gì khác ngoài chuyện về hai cháu bé.

Đến nay, hàng chục năm trời đã trôi qua, nỗi đau thương đã “thuyên giảm” ít nhiểu. Tôi kể lại chuyện “Oan Hồn Người Tù Cải Tạo” này với hy vọng, có thể góp phần nhỏ bé, để lại chứng tích bên dòng lịch sử trong thời kỳ nước mất nhà tan -- sau Tháng Tư Đen năm 1975.

Do đó, tôi ước mong câu chuyện này được phổ biển rộng rãi và đến tay hai cháu Bình và Ban. Vì câu chuyện kết thúc năm 1979, cháu Bình chưa tới 10 tuổi, cháu Ban mới 8 tuổi. Nên tôi không hiểu, hiện thời hai cháu còn nhớ sự thật oan khiên này không?

Hơn nữa, VC lại có sở trường tuyên truyền lừa bịp thiện nghệ và nhồi sọ giới trẻ ở học đường. Nên nhiều thanh thiếu niên - chưa có nhiều kinh nghiệm về CS – dễ dàng lầm lẫn vể lịch sử, về BẠN và THÙ, về những tội ác tày trời do Hồ Chí Minh và đồng đảng liên tiếp gây ra từ 1945 đến nay. 


ĐỖ QUỐC ANH THƯ

Wednesday, April 22, 2015

Usnisa Vijaya Dharani (Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni - Tiếng Phạn)



Usnisa Vijaya Dharani (Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni - Tiếng Phạn)
1.Namo bagabhàté,
2. Sarvatadran lokiya
3. Pradi vitistraya
4. Buddhaya bagabhàté
5. Tadyatha!
6. Aum! Bhrum bhrum, bhrum
7. Suddhàya, suddhàya.
8. Visuddhàya, visuddhàya.
9. Ásàma, sàma.
10. Samànta bhàvasad.
11. Sabhàrana gati gagàna.
12. Svabhàva visuddhi.
13. A'vicanya dumam.
14. Sarvàtattha gadà.
15. Sùgada.
16. Bhàra bhàcanà.
17. Amirtá pisàku.
18. Maha mudra mandara pana.
19. Aum! Áhara, áhàra.
20. Ayusàn dhàrani.
21. Suddhàya, suddhàya.
22. Gagana svabhàva visuddhi.
23. Usnisà vicaya, visuddhi.
24. Sáhàsara rasami santonité.
25. Sàrava tatthagàda.
26. Avalokini.
27. Sàrvatatthàgada matté
28. Sàtra pàramità.
29. Bari pùrani.
30. Nasà bùmipra dissité.
31. Sàrava tatthagada h'ridhàya.
32. Dissàna.
33. Dissité.
34. Aum! Mùdri mùdri, maha mùdri.
35. Vajra caya.
36. Samhàdanà visuddhi.
37. Sàrava Kama, bhàrana visuddhi.
38. Para durikati biri visuddhi.
39. Pratina varadhàya ayùsuddhi.
40. Samayà dissàna dissité.
41. Aum! Mani mani, maha mani.
42. Ámani, ámani.
43. Vimani, vimani, màha vimani.
44. Matdi matdi, màha matdi.
45. Tatthàda bùddha.
46. Kuthi virisuddhi.
47. Visaphora buddhi visuddhi.
48. Aum! hyhy
49. Jàya jàya
50. Vijàya vijàya.
51. Samara samara.
52. Sabhàra sabhàra.
53. Sàrabhà buddha.
54. Dissana
55. Dissité.
56. Suddhi suddhi.
57. Vàjri vàjri màhàvajri.
58. Ávàjri.
59. Vàjra gabi.
60. Jàya gabi.
61. Vijàya gàbi.
62. Vàjra jvàla gàbi.
63. Vàjro nagaté
64. Vàjro nabhàvé.
65. Vajra sambhàvé.
66. Vàjro vàjrina.
67. Vàjram vabhà dumàmà.
68. Sàriram sàrabhà sattabhànaim.
69. Tàcaya biri visuddhi.
70. S'ya vabhà dumi satna.
71. Sàrabhà gati birisuddhi.
72. Sàrabhà tatthagàda s'yami.
73. Sàma sabhà sadyantu.
74. Sarva tatthagada.
75. Sàma sàbhàsa dissité.
76. Aum! S'diya s'diya
77. Buddhiya buddhiya.
78. Vibuddhiya vibuddhiya.
79. Boddhàya boddhàya.
80. Viboddhàya viboddhàya.
81. Mocaya mocaya.
82. Vimocaya vimocaya.
83. Suddhàya suddhàya.
84. Visuddhàya visuddhàya.
85. Samànta tatbiri mocaya.
86. Samandhàya sami birisudhi
87. Sàrabhà tatthagadà samaya h'ridhàya.
88. Dissàna dissité.
89. Aum!
Mudri mùdri maha mudra.
90. Mandàra pana.
91. Dissité.
92.Svàhà.